ĐẶT PHÒNG

Bạn đang ở:

Chống bão ở Hội An File name: Hoi-An-Flooded-Ancient-Town-Image-by-James-Pham-1-1.webp

Chống bão ở Hội An

Nếu có ai từng trải qua cả vận may và thăng trầm, thì đó chính là người dân Hội An. Từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 10, vương quốc Champa đã biến Hội An thành trung tâm giao thương biển, cùng với Mỹ Sơn gần đó (nay cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới) trở thành trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của người Champa.

Ngay khi vương quốc Champa bắt đầu suy tàn, Hội An nổi lên như một cảng biển sầm uất trên con đường tơ lụa trên biển. Sau đó được biết đến với cái tên Faifo, các thương nhân từ châu Á, châu Âu và thậm chí cả châu Mỹ đã đến đây buôn bán lụa, đồ sứ, hạt tiêu, xà cừ và các kho báu khác.

Do bị buộc phải lưu trú kéo dài tại nơi đây bởi những đợt gió mùa, các thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản đã để lại dấu ấn văn hóa lâu dài ở Hội An, thành lập các cộng đồng và hội quán, nhiều trong số đó vẫn có thể ghé thăm cho đến ngày nay.

Cầu Nhật Bản ở Hội An, ảnh chụp bởi James Pham
Thật đáng buồn cho thị trấn, vào cuối thế kỷ 19, sông Thu Bồn bồi lắng, và giao thương được chuyển lên phía bắc theo bờ biển đến Đà Nẵng. Không còn mục đích tồn tại, Hội An một lần nữa biến mất thành một làng đánh cá và nông nghiệp ở vùng sông nước, chỉ dành cho những du khách ba lô ưa mạo hiểm nhất ghé thăm.
Hội An thời kỳ 1991-1992 qua lăng kính của nhiếp ảnh gia Hans-Peter Grumpe
Năm 1999, vận may lại mỉm cười với Hội An khi nơi này được biết đến và UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Với sự chú ý mới từ quốc tế, tiền bắt đầu đổ về đây để Khu Phố Cổ có thể được sửa chữa và nâng cấp, đây được coi là “một ví dụ đặc biệt về một thương cảng Đông Nam Á được bảo tồn tốt”. 

Kể từ đó, Hội An ngày càng trở nên hấp dẫn du khách và là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam, gần đây nhất đã lọt vào vị trí thứ 11 trong số 25 điểm đến nổi tiếng nhất thế giới do Travelers’ Choice Awards của Tripadvisor bình chọn năm 2021.Với con số kỷ lục 18 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2019 cùng với 85 triệu lượt khách du lịch trong nước, năm 2020 được xem là một năm thành công to lớn nữa của Hội An.

Tuy nhiên, giống như phần còn lại của thế giới, năm 2020 đã đảo ngược vận may u thị trấn đẹp như tranh vẽ này.Do đại dịch toàn cầu, Việt Nam đã đóng cửa biên giới đối với các chuyến bay quốc tế vào ngày 25 tháng 3 năm 2020 và cho đến nay, biên giới vẫn chưa được mở cửa trở lại. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 năm 2020 giảm 99% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó ngoại lệ hiếm hoi không phải là người Việt Nam mà là các chuyên gia nước ngoài và công nhân kỹ thuật phụ trách các dự án tại Việt Nam.

 

Trong khi du lịch trên toàn quốc đang phải chịu mất mát to lớn (dự kiến ​​sẽ mất tới 23 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 do đại dịch), Hội An – nơi phụ thuộc vào khách du lịch lại bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề.Giờ đây, du khách tới Hội An chỉ còn có thể thấy những con đường trước đây đã từng luôn đông đúc khách du lịch trở nên yên tĩnh lạ kỳ, với khung cả những chiếc đèn lồng không còn nguyên vẹn và những quầy hàng được xích chặt và nhau.Đối với các nhiếp ảnh gia, đây là cơ hội nghìn năm có một để ghi lại vẻ đẹp của kiến ​​trúc thị trấn mà không bị vướng khách du lịch trong khung hình, nhưng đối với hàng nghìn hướng dẫn viên du lịch, chủ cửa hàng, nhân viên khách sạn và những người khác phụ thuộc vào du lịch để làm kế sinh nhai, không có khách du lịch nghĩa là không có thu nhập.

Phố cổ Hội An với ít khách du lịch, hình ảnh do tác giả James Phạm chụp lại
“Bởi vì không có nhà máy hoặc ngành công nghiệp nào khác ở Hội An, mọi người dân hầu hết đều phụ thuộc vào du lịch,” Vũ (hay còn gọi là Harry), chủ trang blog Adventures Angiee cho biết. “Nhiều hướng dẫn viên du lịch đã chuyển sang giảng dạy tiếng Anh, bán bảo hiểm, hoặc làm kinh doanh trực tuyến. Có khi vợ họ bán một vài mặt hàng nào đó, và người chồng trở thành người đi giao. Tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch, không chừa một ai. 

Kể từ khi đại dịch lần đầu tiên xuất hiện, Việt Nam đã xuất sắc trong việc ứng phó với COVID-19, thường xuyên được công nhận là một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới trong việc xử lý đại dịch coronavirus. Không có sự lây truyền trong cộng đồng (và không có ca tử vong) từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 7 năm 2020, Hội An được kỳ vọng rất cao sẽ được hưởng lợi từ sự bùng nổ du lịch trong nước đúng thời điểm nghỉ hè.Tuy nhiên, vào cuối tháng 7, một đợt lây nhiễm thứ hai ập đến gần Đà Nẵng, khiến thành phố (cũng là cửa ngõ đường sắt và hàng không vào Hội An) bị khóa chặt hoàn toàn trong 15 ngày, làm tiêu tan mọi hy vọng về một mùa hè phục hồi kinh tế.

Phải mất gần hai tháng để kiểm soát làn sóng thứ hai, nhưng ở thời điểm đó, mùa hè đã qua đi và lượng khách du lịch lúc ấy cũng không còn nhiều nữa.

Số phận không may của Hội An không dừng ở đó. Ngay khi thị trấn đang phục hồi sau vụ đóng cửa, một trận lũ lụt hàng năm lại ập đến.Lũ lụt thường xảy ra vào tháng 10 / tháng 11, các trận mưa bão lớn kết hợp với mực nước biển dâng cao, nước từ các ngọn núi gần đó đổ xuống và các trạm thủy điện xả hàng nghìn mét khối nước ra sông.

Ảnh chụp bởi Alden Anderson cho báo Saigoneer
Tuy nhiên, trong năm 2020, Việt Nam đã hứng chịu ít nhất 14 cơn bão lớn, tăng từ mức trung bình 5-6 cơn bão và 3 cơn áp thấp nhiệt đới một năm, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Đặc biệt, bảy cơn bão nhiệt đới và lốc xoáy liên tiếp đổ bộ vào miền Trung trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến giữa tháng 11 khiến các đường phố Hội An ở ngay cạnh sông nhất còn chưa kịp khô trước khi cơn bão tiếp theo đổ bộ. 

Huyền, một người làm cà vạt trong 20 năm qua cùng với gia đình nhà chồng, cho biết: “Ngay cả sau làn sóng COVID đầu tiên và không có khách du lịch nước ngoài, chúng tôi vẫn có thể bán cà vạt cho nhân viên văn phòng ở Sài Gòn và Hà Nội. Nhưng kể từ khi lũ lụt, mọi chuyện rất khó khăn.”

Huyền và cửa hàng bán cà vạt của cô ấy, ảnh do tác giả chụp
Cửa hàng nhỏ của cô ấy đã bị đóng cửa, cũng như hầu hết các cơ sở kinh doanh và nhiều điểm thu hút khách du lịch ở Phố Cổ, vì các chủ sở hữu chỉ đơn giản là đóng cửa để tiết kiệm chi phí hơn là bật đèn và chờ đợi những du khách không bao giờ xuất hiện.Chị Huyền nói: “Con gái tôi đang học năm nhất đại học ở Đà Nẵng. Vì vậy, chuyện này đặc biệt khó khăn đối với gia đình tôi.”

Tuy nhiên, Huyền tự cho mình là một trong những người may mắn. Cô ấy thuê cửa hàng của mình từ nhà nước, có nghĩa là số tiền cô ấy chi trả cho việc thuê mặt bằng chỉ bằng một phần so với đi thuê của tư nhân.“Nhà ở Phố cổ thường có giá từ 3.000 – 5.000 USD / tháng, và do sự cạnh tranh gay gắt để có được địa điểm phù hợp nên hầu hết mọi người đều phải trả tiền thuê trước nhiều năm. Nếu không, những người khác sẽ trả giá cao hơn bạn” – cô cho hay. Trong vài tháng gần đây, cô ấy đã chuyển sang bán bánh pudding ngọt cho người dân địa phương.

“Ở Hội An, mọi người coi làm du lịch như một cách để cải thiện cuộc sống của họ,” Harry nhấn mạnh.“Nó được coi là an toàn và ổn định hơn vì có thể làm quanh năm, không giống như làm nông vốn có nhiều tháng nghỉ. Đất ở đây có giá trị đến nỗi có thể dễ dàng vay vốn để xây biệt thự cho thuê và làm homestay, nhưng với COVID, nhiều người đã phá sản hoặc phải bán nhà của họ.”

Tuy nhiên, tình hình bi đát càng này càng lúc càng lan rộng, gây khó khăn cho cả những người vốn cũng chẳng có nhiều vốn liếng đến thế.“Như một kiểu hiệu ứng dây chuyền vậy,” Hùng – người cùng cha bán cơm gà đặc sản Hội An đã hơn 20 năm dưới bóng một cây đa đã tồn tại ít nhất từ thời Pháp thuộc – ghi nhận. “Các nhân viên khách sạn và hướng dẫn viên du lịch thường đến đây để ăn trưa, nhưng từ khi không có khách du lịch, họ chọn nấu ăn ở nhà để tiết kiệm tiền.”

Hùng đang chuẩn bị một phần cơm gà
Trong năm qua, đã có một sự nỗ lực phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và các nhà khai thác du lịch để thúc đẩy du lịch trong nước. Trong chiến dịch “Người Việt Nam đi du lịch tại Việt Nam”, chính quyền địa phương đã được khuyến khích giảm hoặc miễn phí vào cửa các khu di tích, bảo tàng và các địa điểm tham quan khác trong khi các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đã làm mọi cách từ giảm giá mạnh phòng khách sạn, vé máy bay và các gói tour để cung cấp lại các sản phẩm du lịch cho thị trường nội địa (như tổ chức các lớp học nấu ăn quốc tế thay vì ẩm thực Việt Nam). 

Tuy những nỗ lực này đáng được khen ngợi, nhưng nó vẫn chưa giúp ích gì nhiều để thay đổi xu hướng du lịch trong nước. “Trong khi du khách quốc tế đến quanh năm, người Việt Nam thường chỉ đi du lịch vào mùa hè khi lũ trẻ được nghỉ học và vào dịp Tết.” Harry than thở.

Một góc nhìn trên cao từ quán 92 Station Cafe, ảnh chụp bởi James Pham
Thật không may, số phận lại giáng một đòn đau vào ngành du lịch, lần này là vào những tuần trước Tết khi đợt bùng phát thứ ba xảy ra ở các tỉnh phía Bắc như Hải Dương và Quảng Ninh.Sau nhiều tuần may mắn không có trường hợp nào lây lan trong cộng đồng khắp cả nước, thì có tổng cộng 893 trường hợp mắc mới đã được công bố liên tiếp, làm lệch kế hoạch Tết Nguyên đán của nhiều người.

Mặc dù không có trường hợp nào xảy ra trong hoặc xung quanh Hội An, nhưng khu vực phố cổ đi bộ đã bị đóng cửa và các sự kiện văn hóa bị hoãn lại.

Nghệ sĩ người Anh Bridget March, ảnh do James Pham chụp
Khi mọi thứ đang trở lại trạng thái “bình thường” đầy mong manh, người dân Hội An đang dũng cảm ghép thu vén từng chút một. Nghệ sĩ người Anh Bridget March, người đã chuyển đến Hội An vài năm trước để thực hiện ước mơ cả đời là mở phòng trưng bày nghệ thuật của riêng mình cho biết: “Trong suốt thời kỳ này, bạn có thể thấy lòng tốt và sự hào phóng thường thấy trong thời gian lũ lụt. Tất cả giúp nhau dọn bùn đất và làm điều đó một cách vui vẻ.Mọi người giúp nhau làm những việc nhỏ. Đây là một cộng đồng tuyệt vời và một xã hội được tổ chức rất tốt. Nơi đây có một tinh thần tuyệt vời. ”

Chính quyền địa phương cũng không hề nhàn rỗi. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, thuộc Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho biết: “Chúng tôi đã và đang làm rất nhiều việc để chuẩn bị cho các bên liên quan chào đón những vị khách trở lại trong thế giới hậu đại dịch”.Cô liệt kê ra những sáng kiến: Tạo ra nhiều sản phẩm “du lịch xanh” bao gồm du lịch nông nghiệp sạch; sử dụng tiếp thị kỹ thuật số để giảm chi phí quảng cáo; và nâng cao kỹ năng cho những người ra quyết định trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm và mở rộng phạm vi du lịch bền vững.

Harry nói: “Chính phủ cũng đang làm việc để sửa chữa các con đường và vỉa hè. Tôi đã thấy rất nhiều công trình xây dựng và nâng cấp xung quanh thành phố.

Khi tình cảnh này chưa biết bao giờ mới kết thúc, những người dân tháo vát của Hội An đã tìm ra những cách mới để thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. “COVID là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế, nhưng nhịp sống đã chậm lại,” bà Ngô Kim Anh, Giám đốc Khách sạn tại Khách sạn ÊMM Hội An, nhận xét. “Ngay cả trong mùa mưa, luôn có hàng triệu khách du lịch.Nhưng giờ đây, mọi người có nhiều thời gian hơn để theo đuổi đam mê của riêng mình.” Với lượng khách lưu trú trở nên ít hơn, khách sạn này đã cho câu lạc bộ bơi lội địa phương thuê hồ bơi vào một số buổi chiều cố định trong tuần.

Bridget nói: “Người dân Hội An theo truyền thống là ngư dân và nông dân. Họ chỉ mới chuyển sang việc cung cấp các dịch vụ du lịch sau khi nơi đây được UNESCO công nhận. Vì vậy, các gia đình có thể quay trở lại đánh bắt cá và trồng trọt cho đến khi tình hình lại thay đổi một lần nữa. Họ rất dễ thích nghi. “

Nước lũ ở chợ Hội An, ảnh chụp bởi James Pham
Ngay cả những cơn mưa xối xả cũng không đủ để làm nhụt chí tinh thần người dân địa phương. Mọi người chỉ đơn giản chuyển từ đi xe đạp sang ca nô để đi đến chợ trong khi những người khác, như nghệ sĩ thị giác Nguyễn Quốc Dân ở Hội An, lại đi trên những con phố ngập nước để chụp một bức tranh đẹp kỳ lạ, cho dù ẩm ướt hơn, ở Hội An.
Chụp ảnh ngẫu hứng trong nước lũ, ảnh chụp bởi James Pham
Khi Bridget phải đóng cửa phòng tranh ở Phố Cổ vào tháng 12, cô chuyển sang bán hàng trực tuyến và trưng bày các tác phẩm tại nhà riêng trên đảo Cẩm Nam bên kia sông. Với thời gian ngừng hoạt động bất ngờ như thế này, cô đã có rất nhiều thời gian để xem xét lại nội tâm.“COVID thực sự giống như một tấm gương,” cô ấy nói. “Tôi làm điều này vì bản thân hay vì lợi ích kinh doanh? Đại dịch ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, từ nghệ sĩ đến đầu bếp. Tại sao tôi lại bán món mì ống đắt đỏ cho khách du lịch? ”

Ảnh chụp bởi nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dân

Bridget kể từ đó đã hướng trọng tâm nghệ thuật của mình vào một loạt các bức tranh có chủ đề thiên nhiên với màu sắc rực rỡ. “Sự hồi sinh của môi trường sống tự nhiên của chúng ta do sự đóng cửa trên toàn thế giới, cộng với việc giảm thiểu các hoạt động du lịch mang tính huỷ hoại trên diện rộng đã đưa chủ đề [bảo tồn các khu rừng nhiệt đới] đến studio của tôi và tôi đang bày tỏ sự tức giận và đau buồn của mình qua một loạt các bức tranh,” cô viết vào tháng 8 của các công trình mới, quyên góp 30% doanh thu cho Rainforest Trust, một tổ chức môi trường phi lợi nhuận.

Một bức tranh trong loạt tranh “Giấc mơ Đỏ” của Bridget March
Mặc dù đại dịch đã làm nhiều người mất đi nguồn thu nhập từ khách du lịch, nhưng nó cũng có tác dụng gắn kết mọi người lại với nhau.Harry nhận xét: “Tôi thấy mọi người ăn ở nhà nhiều hơn ở ngoài, dành nhiều thời gian cho gia đình hơn là đi uống rượu ở quán. Mọi người đang kết nối nhiều hơn trước, gọi điện cho nhau và hỏi nhau xem họ có khỏe không.

Những ngôi nhà có tuổi đời hàng thế kỷ từng bán đồ lưu niệm từ sáng đến tối, giờ đang quay trở lại với mục đích ban đầu. Bridget nói: “Tôi thấy mọi người hát karaoke và các gia đình ngồi ăn cùng nhau như cách đây 20 năm. Một điểm đáng yêu đối với người nước ngoài sống ở Việt Nam như tôi là khi không có khách du lịch nữa, chúng tôi thực sự có thể nhìn thấy người Việt Nam và họ cũng có thể nhìn thấy chúng tôi.”

Chia sẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Bài viết mới nhất

Trang Facebook

Gửi yêu cầu

Vui lòng gửi yêu cầu của bạn, bộ phận đặt phòng của chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong vòng 24 giờ.