ĐẶT PHÒNG

Bạn đang ở:

Xem gì ở Hội An File name: Hoi-An-Ancient-Town-12.webp

Xem gì ở Hội An

Được biết đến với cái tên Faifoo vào thế kỷ 15 khi nơi đây tiếp đón tàu thuyền của Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Pháp và Anh,… Hội An ngày nay vẫn giữ được nhiều nét quyến rũ của mình. Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1999, Phố cổ Hội An tiêu biểu cho một cảng biển Đông Nam Á thời trung cổ được bảo tồn cực kỳ tốt, với hơn 800 di sản còn sót lại, bao gồm các ngôi đền Trung Quốc và nhà buôn Nhật Bản, những ngôi nhà mái ngói đất sét ăn ảnh và bức tường màu son.

Ảnh: Mái ngói đất sét ở Hội An

Mặc dù danh hiệu UNESCO đã thu hút lượng khách du lịch khổng lồ hàng năm, Phố cổ vẫn rất đáng để ghé thăm, với điểm cộng đặc biệt là hàng trăm tiệm may và đồ da dễ dàng biến những giấc mơ hoang đường nhất của bạn thành hiện thực.

Ảnh: Một trong nhiều tiệm may ở Hội An

Một số điểm đến yêu thích của tôi tại Hội An náo nhiệt có thể kể đến:

Ảnh: Một trong những sân vườn ẩn của Hội An

Chùa Cầu Nhật Bản: Là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Hội An, cây cầu gỗ xinh đẹp này ban đầu được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 để kết nối khu phố Nhật Bản với khu phố Trung Quốc. Hãy cũng để ý đến cặp tượng ở hai bên cầu (Thần Khỉ ở một bên và Thần Chó ở bên kia), cùng một ngôi đền nhỏ ở giữa cầu. Ngay cả khi bạn đã thăm Chùa Cầu vào ban ngày, hãy quay lại vào ban đêm khi sáng đèn để chiêm ngưỡng một khung cảnh hoàn toàn khác.

Ảnh: Hội quán Trung Quốc

Hội quán Phúc Kiến người Hoa: Khi các thương nhân người Hoa định cư ở Hội An, mỗi cộng đồng đã xây dựng hội quán riêng làm nơi giao lưu, giao thương của đồng bào. Hội An sở hữu một vài trong số hội quán này, được xây dựng bởi các cộng đồng từ Hải Nam, Triều Châu và Quảng Châu. Hội quán Phúc Kiến đặc biệt bởi nó đã được chuyển thành một ngôi chùa để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, một vị thần từ Phúc Kiến có nhiệm vụ bảo vệ những người đi biển. Khu trưng bày tượng các Bà chúa sinh thai và Bà Mụ, một địa điểm phổ biến cho các cặp vợ chồng đến để cầu con cũng đáng thăm. (35 Trần Phú)

Ảnh: Nhà cổ Quân Thắng

Nhà cổ Quân Thắng: Những ngôi nhà cổ của Hội An sẽ đưa bạn quay lại về cuộc sống vài thế kỉ về trước. Nguyên bản được làm từ gỗ (mà không sử dụng đinh!), vài ngôi nhà trong số này đã được bảo tồn đặc biệt tốt, tiêu biểu là Nhà cổ Quân Thắng với 300 năm tuổi (77 Trần Phú). Lưu ý cả các chi tiết trang trí của Nhật Bản và Trung Quốc bên trong, cũng như khảm xà cừ tuyệt đẹp trên những bức tường và cột nhà bằng gỗ tếch. Căn nhà tối tăm này còn có một sân nhỏ sáng sủa trong khuôn viên. Đằng sau, bạn có thể nhìn thấy vài người phụ nữ đang làm những chiếc bánh bao vạc (bánh bao hoa hồng trắng) để bán ở quán ăn ngay bên cạnh.

Ảnh: Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh

Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh: Trước khi trở thành một cảng biển thời trung cổ vào thế kỷ 15-19, Hội An là một phần của Vương quốc Champa, một quốc gia cai trị các vùng biển của Việt Nam. Và khoảng 2.200 năm trước đó, nó là một phần của nền văn minh Sa Huỳnh. Bảo tàng (ngay cạnh Cầu Nhật Bản), có hai tầng trưng bày các tạo tác được khai quật từ khu vực, bao gồm các đồ vật làm từ đá, đồng, vàng, thủy tinh và gốm.

Ảnh: Bánh bao hoa hồng trắng, một đặc sản Hội An

Đảo Cẩm Kim: Những ngôi nhà khung gỗ tuyệt đẹp này của Hội An được xây dựng bởi thợ mộc làng Kim Bồng trên Đảo Cẩm Kim gần đó. Làng nghề thủ công này vẫn còn các xưởng sản xuất đồ nội thất bằng gỗ được khảm xà cừ tuyệt đẹp và một xưởng đóng tàu. Ngoài ra, ở đây cũng có những món đồ lưu niệm nhỏ bằng gỗ được chạm khắc. Hãy dạo quanh ngôi làng mộc mạc này và lắng nghe tiếng búa, tiếng đục vang vọng trong không gian.
Giếng Bà Lệ: Món mì Cao Lầu nổi tiếng của Hội An thực sự chỉ có ở Hội An vì để làm nên những sợi mì dai dai giống như sợi mì udon này, cần phải có nước từ giếng này để trộn với tro của một loại cây trên quần đảo Cù Lao Chàm… Dù giờ đây các nguyên liệu thay thế đang được sử dụng, chiếc giếng đơn sơ này vẫn là một địa danh nổi tiếng của Hội An. Nhà hàng Giếng Bà Lệ cách đó vài con hẻm cũng phục vụ một số món bánh xèo hay bánh xèo mặn với thịt heo và tôm.

Ảnh: Cửa hàng đèn lồng ở Hội An

Lễ hội trăng rằm: Nếu bạn có thể dành thời gian đến Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng, bạn sẽ được tham gia vào một sự kiện đặc biệt. Đèn điện đều tắt và thay vào đó là những chiếc đèn lồng lụa rực rỡ sáng rực đường phố. Bạn cũng có thể xem các buổi biểu diễn ca hát và âm nhạc truyền thống bên bờ sông, và gặp những người bán lồng đèn giấy được thả trên sông Thu Bồn, mang theo hy vọng và ước mơ của bạn.

Ảnh: Dọc phố Rue des Arts

thấy hàng loạt các phòng trưng bày nghệ thuật và cửa hàng trên một con phố như thể đang ở châu Âu. Khu trưng bày nghệ thuật di sản văn hóa Việt có một bảo tàng miễn phí ở phía sau, với ảnh và hiện vật của tất cả 54 dân tộc Việt Nam và Thư viện March trưng bày các tác phẩm của nhiều nghệ sĩ trong nước và quốc tế, bao gồm cả những bức tranh màu nước quyến rũ của người sở hữu Bridget March từ Anh.

Trên đây mới chỉ là một vài trong rất nhiều điểm đặc biệt của Hội An. Hãy đề xuất thêm các địa điểm khác của Hội An trong phần bình luận nhé!

Mặc dù Phố Cổ Hội An đã có rất nhiều điểm để khám phá, hãy cân nhắc cả việc nghỉ dưỡng tại Victoria Hoi An Beach Resort & Spa, tọa lạc trên Bãi biển Cửa Đại, chỉ cách Phố Cổ 10 phút đi xe đưa đón miễn phí nhé. Bạn có thể dành cả ngày để tham quan, lang thang mua sắm để trở về một ốc đảo yên bình, cách xa những đám đông và nằm trên bãi biển cát vàng trải dài riêng của khách sạn. Những tòa nhà thấp tầng, mái bằng đất sét, những bức tường màu son và dòng nước êm đềm của khu nghỉ mát, tất cả đều lấy cảm hứng từ chính những nét đặc trưng của Phố cổ – một thế giới nghỉ dưỡng trọn vẹn!

Để biết thêm thông tin về Hội An, bao gồm cách đặt may trang phục riêng, bạn hãy truy cập mục này.

Ảnh của James Pham.

Chia sẻ bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Bài viết mới nhất

Trang Facebook

Gửi yêu cầu

Vui lòng gửi yêu cầu của bạn, bộ phận đặt phòng của chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong vòng 24 giờ.